Danh mục sản phẩm
Tin nổi bật
- Tổng hợp các công trình Lăng mộ đá tiêu biểu do Đá Mỹ Nghệ Phan Vinh chế tác và thi công trên Toàn quốc
- Cách quy hoạch và sắp xếp mộ phần trong Khu Lăng mộ chuẩn phong thủy
- Thước lỗ ban là gì Công cụ tính toán Thước Lỗ Ban Chuẩn Phong Thủy
- Lăng Mộ Đá Xanh Rêu
- Xem ngày tốt, xem tuổi, xây mộ (bốc mộ) hợp phong thủy năm 2022
- Lịch nghỉ Lễ giỗ Tổ Hùng Vương 2021, 2022, 2023, 2024
Chúng tôi trên facebook
Văn Khấn Cúng Cô Hồn Tháng 7 - Chuẩn Nhất
Nội dung chính
Dân gian có câu “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng 7”.
Thật vậy, trong văn hóa tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam, cúng cô hồn là một trong những nghi lễ vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, việc tìm hiểu kỹ lưỡng về các nghi thức và bài văn khấn cúng cô hồn là điều hết sức cần thiết. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ và thực hiện các nghi lễ được chính xác nhất!
Cúng cô hồn từ lâu đã trở thành một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt Nam.Theo quan niệm dân gian, tháng cô hồn bắt đầu từ ngày 2/7 âm lịch đến ngày 14/7 âm lịch hàng năm. Đây là khoảng thời gian mà Diêm Vương cho mở cửa quỷ môn quan để ma quỷ đói lên trần gian đi lại tự do. Vì vậy, người Việt Nam thường làm lễ cúng chúng sinh để xóa tội vong linh, giúp đỡ các các vong hồn đói khổ, không nơi thờ tự để họ được bình an, siêu thoát.
Nếu tính theo Dương lịch thì tháng cô hồn năm 2020 bắt đầu từ ngày 19/8 (tức 1/7 âm lịch) đến hết ngày 16/9 (tức 29/7 âm lịch) và Rằm tháng 7 là ngày 2/9 Dương lịch. Theo quan niệm dân gian, thời điểm thích hợp nhất để cúng cô hồn là vào buổi chiều tối từ ngày mùng 1 đến ngày 14 tháng 7 âm lịch. Do ngày Rằm tháng 7 Diêm Vương sẽ đóng cửa quỷ môn quan nên cần làm lễ cúng trước thời điểm này thì cô hồn mới có thể được hưởng lễ vật.
Cúng cô hồn không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà điều quan trọng là sự thành tâm của gia chủ. Mâm cỗ cúng cô hồn cần chuẩn bị một số vật phẩm như hương, họa, gạo, muối… và đặc biệt không thể thiếu cháo loãng. Người xưa tin rằng món cháo loãng là dành cho những vong hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp, không thể nuốt được thức ăn thông thường.
Mâm cúng cô hồn tháng 7 ở mỗi vùng miền sẽ có sự thay đổi khác nhau. Dưới đây là một số lễ vật cần thiết cho mâm lễ cúng cô hồn:
- Rượu trắng
- Nến và nhang
- Hoa hồng hoặc hoa cúc
- 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau
- Trầu cau
- 3 chén nước
- 12 chén cháo trắng loãng
- 1 đĩa muối gạo
- 12 cục đường thẻ
- 5 chiếc bát và 5 đôi đũa
- Chè, xôi, bỏng, kẹo
- Ngô, khoai, sắn luộc
- Giấy áo, vàng mã (tiền vàng 15 bộ, quần áo giấy 20 bộ)
- Tiền mặt
- Nên cúng cô hồn sau 12 giờ trưa, thích hợp nhất là buổi chiều tối. Theo quan niệm dân gian, nếu cúng ban ngày thì ánh sáng mặt trời quá mạnh khiến cô hồn rất yếu, khó có thể với tới vật phẩm cúng của gia đình.
- Không đặt mâm cúng cô hồn trong nhà, thay vào đó gia chủ nên đặt trước cửa nhà, nơi đang buôn bán hay ngoài trời.
- Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3 – 5 – 7 cây nhang.
- Các vật phẩm cúng cô hồn không nên dùng hay mang vào nhà, nếu không ai giành giật thì đem cho người khác dùng chứ không nên bỏ đi sẽ hoang phí và mang tội.
- Cúng cô hồn không nên cầu xin điều gì mà chỉ thành tâm gửi lễ vật lấy lộc cho các cô hồn.
- Không nên để trẻ con, người già và phụ nữ mang thai đến gần khi cúng vì dễ bị cô hồn quấy rối, trêu chọc.
- Sau khi cúng phải rải muối, gạo ra 8 hướng và đốt hết vàng mã ngay tại chỗ để mời vong đi, nếu không cô hồn sẽ quanh quẩn trong nhà và quấy rối gia chủ.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
Con lạy Đức Phật Di Đà
Con lạy Bồ Tát Quan Âm.
Con lạy Táo Phủ Thần quân Chinh thần.
Tiết tháng 7 sắp thu phân
Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà
Âm cung mở cửa ngục ra
Vong linh không cửa không nhà
Đại Thánh Khảo giáo - A Nan Đà Tôn giả
Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương
Gốc cây xó chợ đầu đường
Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang
Quanh năm đói rét cơ hàn
Không manh áo mỏng - che làn heo may
Cô hồn năm bắc đông tây
Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn
Nay nghe tín chủ thỉnh mời
Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau
Cơm canh cháo nẻ trầu cau
Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh
Gạo muối quả thực hoa đăng
Mang theo một chút để dành ngày mai
Phù hộ tín chủ lộc tài
An khang thịnh vượng hòa hài gia trung
Nhớ ngày xá tội vong nhân
Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời
Bây giờ nhận hưởng xong rồi
Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần
Tín chủ thiêu hóa kim ngân
Cùng với quần áo đã được phân chia
Kính cáo Tôn thần
Chứng minh công đức
Cho tín chủ con
Tên là: ………………………………
Vợ/Chồng: …………………………
Con trai: ……………………………
Con gái: …………………………….
Ngụ tại: …………………………….
Hi vọng với những thông tin mà Đá mỹ nghệ Phan Vinh chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các nghi thức, bài khấn và lưu ý cần thiết trong lễ cúng cô hồn.
Thật vậy, trong văn hóa tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam, cúng cô hồn là một trong những nghi lễ vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, việc tìm hiểu kỹ lưỡng về các nghi thức và bài văn khấn cúng cô hồn là điều hết sức cần thiết. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ và thực hiện các nghi lễ được chính xác nhất!
1. Ý nghĩa cúng cô hồn
Cúng cô hồn từ lâu đã trở thành một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt Nam.Theo quan niệm dân gian, tháng cô hồn bắt đầu từ ngày 2/7 âm lịch đến ngày 14/7 âm lịch hàng năm. Đây là khoảng thời gian mà Diêm Vương cho mở cửa quỷ môn quan để ma quỷ đói lên trần gian đi lại tự do. Vì vậy, người Việt Nam thường làm lễ cúng chúng sinh để xóa tội vong linh, giúp đỡ các các vong hồn đói khổ, không nơi thờ tự để họ được bình an, siêu thoát.
2. Cúng cô hồn vào ngày nào?
Nếu tính theo Dương lịch thì tháng cô hồn năm 2020 bắt đầu từ ngày 19/8 (tức 1/7 âm lịch) đến hết ngày 16/9 (tức 29/7 âm lịch) và Rằm tháng 7 là ngày 2/9 Dương lịch. Theo quan niệm dân gian, thời điểm thích hợp nhất để cúng cô hồn là vào buổi chiều tối từ ngày mùng 1 đến ngày 14 tháng 7 âm lịch. Do ngày Rằm tháng 7 Diêm Vương sẽ đóng cửa quỷ môn quan nên cần làm lễ cúng trước thời điểm này thì cô hồn mới có thể được hưởng lễ vật.
3. Mâm cỗ cúng cô hồn - rằm tháng 7
Cúng cô hồn không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà điều quan trọng là sự thành tâm của gia chủ. Mâm cỗ cúng cô hồn cần chuẩn bị một số vật phẩm như hương, họa, gạo, muối… và đặc biệt không thể thiếu cháo loãng. Người xưa tin rằng món cháo loãng là dành cho những vong hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp, không thể nuốt được thức ăn thông thường.
- Rượu trắng
- Nến và nhang
- Hoa hồng hoặc hoa cúc
- 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau
- Trầu cau
- 3 chén nước
- 12 chén cháo trắng loãng
- 1 đĩa muối gạo
- 12 cục đường thẻ
- 5 chiếc bát và 5 đôi đũa
- Chè, xôi, bỏng, kẹo
- Ngô, khoai, sắn luộc
- Giấy áo, vàng mã (tiền vàng 15 bộ, quần áo giấy 20 bộ)
- Tiền mặt
5. Một số lưu ý khi cúng cô hồn nhất định bạn phải chú ý
- Nên cúng cô hồn sau 12 giờ trưa, thích hợp nhất là buổi chiều tối. Theo quan niệm dân gian, nếu cúng ban ngày thì ánh sáng mặt trời quá mạnh khiến cô hồn rất yếu, khó có thể với tới vật phẩm cúng của gia đình.
- Không đặt mâm cúng cô hồn trong nhà, thay vào đó gia chủ nên đặt trước cửa nhà, nơi đang buôn bán hay ngoài trời.
- Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3 – 5 – 7 cây nhang.
- Các vật phẩm cúng cô hồn không nên dùng hay mang vào nhà, nếu không ai giành giật thì đem cho người khác dùng chứ không nên bỏ đi sẽ hoang phí và mang tội.
- Cúng cô hồn không nên cầu xin điều gì mà chỉ thành tâm gửi lễ vật lấy lộc cho các cô hồn.
- Không nên để trẻ con, người già và phụ nữ mang thai đến gần khi cúng vì dễ bị cô hồn quấy rối, trêu chọc.
- Sau khi cúng phải rải muối, gạo ra 8 hướng và đốt hết vàng mã ngay tại chỗ để mời vong đi, nếu không cô hồn sẽ quanh quẩn trong nhà và quấy rối gia chủ.
4. Bài cúng cô hồn tháng 7 năm 2020
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
Con lạy Đức Phật Di Đà
Con lạy Bồ Tát Quan Âm.
Con lạy Táo Phủ Thần quân Chinh thần.
Tiết tháng 7 sắp thu phân
Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà
Âm cung mở cửa ngục ra
Vong linh không cửa không nhà
Đại Thánh Khảo giáo - A Nan Đà Tôn giả
Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương
Gốc cây xó chợ đầu đường
Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang
Quanh năm đói rét cơ hàn
Không manh áo mỏng - che làn heo may
Cô hồn năm bắc đông tây
Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn
Nay nghe tín chủ thỉnh mời
Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau
Cơm canh cháo nẻ trầu cau
Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh
Gạo muối quả thực hoa đăng
Mang theo một chút để dành ngày mai
Phù hộ tín chủ lộc tài
An khang thịnh vượng hòa hài gia trung
Nhớ ngày xá tội vong nhân
Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời
Bây giờ nhận hưởng xong rồi
Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần
Tín chủ thiêu hóa kim ngân
Cùng với quần áo đã được phân chia
Kính cáo Tôn thần
Chứng minh công đức
Cho tín chủ con
Tên là: ………………………………
Vợ/Chồng: …………………………
Con trai: ……………………………
Con gái: …………………………….
Ngụ tại: …………………………….
Hi vọng với những thông tin mà Đá mỹ nghệ Phan Vinh chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các nghi thức, bài khấn và lưu ý cần thiết trong lễ cúng cô hồn.
Các bài viết liên quan