Cổng Tam quan

Nội dung chính

    Cổng tam quan là gì?


    Cổng tam quan là loại cổng lớn (quan) được xây dựng phổ biến tại các đền, chùa, đình miếu... có 3 lối đi riêng gồm lối chính giữa, bên trái và bên phải với kích thước lớn nhỏ khác nhau. Theo ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư, cổng tam quan đã có từ thời Lý Trần là thời điểm mà Phật giáo đang phát triển vô cùng hưng thịnh ở nước ta. Cổng tam quan được xem là một kiến trúc không thể thiếu trong các công trình đền chùa vào thời kỳ này, và cho đến ngày nay Cổng tam quan vẫn mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống tâm linh người Việt.

    Cổng tam quan đá, mẫu cổng đá đẹp
    Cổng tam quan đá, mẫu cổng đá đẹp do Đá Mỹ Nghệ Phan Vinh chế tác và thi công

     
    Trong bài viết dưới đây, Đá mỹ nghệ Phan Vinh sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về kiến trúc độc đáo này.

    Kiến trúc đặc trưng cổng tam quan.


    Cổng tam quan gồm ba lối đi, trong đó cửa chính giữa thường lớn hơn hai cửa bên. Vách cổng có thể làm bằng gỗ hoặc xây tường gạch, phổ biến nhất vẫn là cổng tam quan đá. Phía trên cổng lợp mái, hai bên lối đi thường đắp câu đối và trán cửa ghi tên cửa hoặc tên chùa.
     
    Có 2 loại cổng tam quan bao gồm:

    Cổng tam quan có gác: 

    Là loại cổng nhỏ chỉ làm một tầng nhưng khi xây dựng quy mô hơn thì nhiều nơi xây hai tầng mái hoặc gác bên trên. Hầu hết cổng tam quan xây bằng đá hay gạch đều có kiến trúc này, trong đó gác phía trên thường là nơi để treo chuông, khánh hoặc trống để phục vụ cho các nghi lễ nhà chùa.

    cong-tam-quan-co-gac
     

    Cổng tam quan kiểu tứ trụ: 

    Cổng tam quan kiểu tứ trụ không xây tường vách mà sẽ có bốn cột trụ, trong đó hai trụ giữa cao hơn so với hai trụ bên và được chia thành ba lối đi. Phía trên bốn trụ được nối liền bởi các xà cách điệu làm trán cổng hoặc thiết kế mái cong độc đáo.

    cong-tam-quan-kieu-tu-tru
    Cổng tam quan kiểu tứ trụ

     

    Kích thước cổng tam quan bằng đá đẹp

     
    Khi xây dựng cổng, cần căn cứ vào diện tích đất cổng và phong thủy của công trình. Để chọn được kích thước xây cổng tam quan bằng đá đẹp, cần phải căn cứ theo thước Lỗ Ban, từ đó chọn ra 2 kích thước chính là chiều rộng và chiều cao, tương ứng với âm (số chẵn) – dương (số lẻ). Kích thước này được coi là sự phối hợp cát tường, phúc lộc vĩnh trinh.

     
    Cổng tam quan đá, mẫu cổng đá đẹp
    Mẫu cổng tam quan bằng đá đẹp, được điêu khắc tỉ mỉ
     

    Ý nghĩa cổng tam quan


    Cổng tam quan không chỉ là cánh cổng điều tiết dòng người lưu thông một cách thông suốt hay đơn thuần mang giá trị thẩm mỹ, mà kiến trúc này còn có ý nghĩa vô cùng sâu sắc.
    Tam quan mở đầu cho con đường đến cửa Phật và sự giác ngộ. Theo quan điểm Phật giáo, tam quan biểu trưng cho Tam Giải Thoát Môn (gồm cửa Không, cửa Vô tác và cửa Vô tướng) để nhập vào niết bàn.
    Cổng tam quan còn mang ý niệm về ba cách nhìn không quan, hữu quan và trung quan trong Phật giáo, thể hiện cái sắc (giả), cái không (vô thường) và trung dung của cả hai.


    cổng tam quan khu lăng mộ
    Mẫu cổng tam quan khu lăng mộ đá cao cấp

     
    - Không quan (cửa bên tay phải chúng ta khi vào chùa): có ý nghĩa xét sự vật đều không có thật tính, thể hiện tư tưởng về tính không trong đạo Phật. Cửa này cũng là ranh giới tượng trưng cho tám vạn bốn ngàn con đường ngoài thế gian khi qua cánh cửa là đi vào con đường “nhất chánh đạo” – con đường giải thoát và giác ngộ. Do đó, cửa này thường dành cho các phật tử đi vào lễ chùa.

    - Giả quan (cửa bên tay trái chúng ta khi vào chùa): mang ý nghĩa là sự vật đều biến hóa, giả tạm, vô thường, thể hiện quan điểm có sinh có diệt nên không mong cầu điều gì, từ đó không tạo nghiệp sinh tử. Do đó, cửa này thường dành cho các Phật tử đi ra sau khi lễ chùa.

    - Trung quan (cửa to nhất ở vị trí trung tâm): còn được gọi là Vô tướng môn, mang ý nghĩa quán sự vật theo tư tưởng trung đạo trong Phật giáo, không thiên lệch về một cực nào, tả cũng như hữu. Cửa này chỉ dành cho vua chúa và các bậc cao tăng để tỏ lòng kính trọng.

    Từ những ý nghĩa nêu trên của cổng tam quan mà cửa chùa còn có cách gọi khác là cửa không, vì theo quan điểm Phật giáo, nếu con người hiểu được Ba Pháp Ấn của đạo Phật thì có thể thoát được những sân si, đau khổ, ràng buộc và tội lỗi để hưởng cuộc sống an lạc, thái bình.
    Bên cạnh đó, cổng tam quan còn có một ý nghĩa khác. Triều đình xưa kia quy định lối đi ở giữa là dành cho vua, bên tả dành cho văn quan và bên hữu dành cho quan võ. Chính vì vậy, các cổng làng luôn làm tam quan để phòng khi đón vua về ngự. Đền miếu, lăng tẩm cũng theo đó mà làm như Cổng cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), Cổng chùa Bái Đính (Hoa Lư, Ninh Bình) …

     
    Về sau, cổng đình - chùa cũng được thiết kế theo kiến trúc cổng tam quan để tiếp vua đi lễ Phật. Tam quan của chùa ít khi mở cổng lớn trừ những dịp lễ lớn. Người ta dựa vào phong thủy chia ra cửa nhỏ bên trái (từ ngoài hướng vào) là Thanh long và cửa bên phải là Bạch hổ. Khách hành hương thường đi vào cửa trái và ra cửa phải gọi là “Nhập Thanh long xuất Bạch hổ” hàm ý rước phước đức của chùa về nhà.
     
    Trên đây là những kiến thức về cổng tam quan mà Đá mỹ nghệ Phan Vinh muốn chia sẻ với bạn đọc. Cơ sở Đá mỹ nghệ Phan Vinh chuyên thi công và lắp đặt các công trình như: cổng đá, lan can đá, lăng mộ đá, mộ đá, cuốn thư đá…trên phạm vi toàn quốc, với nhiều mẫu mã sản phẩm đa dạng, chất lượng hàng đầu với giá thành tốt nhất.
    Qúy khách hàng quan tâm đến sản phẩm đá mỹ nghệ vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0904 169 128 để được tư vấn miễn phí!


    Xem thêm: Cập nhật các mẫu Cổng Đá đẹp nhất


    Tổng hợp mẫu Cổng tam quan đẹp nhất do Đá mỹ nghệ Phan Vinh thi công.



    cong-tam-quan-bang-da

    cong-tam-quan-chua

    cong-tam-quan-da

    cong-tam-quan-dep

    cong-tam-quan-la-gi

    mau-cong-tam-quan

    thi-cong-cong-tam-quan

    thiet-ke-cong-tam-quan

     

     
    © 2020 ĐÁ MỸ NGHỆ PHAN VINH. Developed and SEO by Skyweb.com.vn
    Hotline: 0904 169 128