Lễ Chùa Rằm Tháng 7 Và Những Điều Nhất Định Phải Lưu Ý

Nội dung chính
    Từ xưa đến nay, rằm tháng 7 luôn được coi là ngày lễ tâm linh quan trọng của người Việt Nam. Đây được xem là ngày rằm lớn nhất trong năm với 2 ý nghĩa lớn là lễ Vu Lan báo hiếu và ngày xá tội vong nhân. Vào ngày này, người người đều đi lễ chùa để cầu bình an, sức khỏe và cầu siêu cho người đã khuất.
    Dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn đọc khi đi lễ chùa vào ngày rằm tháng 7.


    lưu ý khi đi lễ chùa vào ngày rằm tháng 7

    1. Vì sao nên đi chùa vào ngày rằm tháng 7

    Theo quan niệm dân gian, rằm tháng 7 còn được gọi là ngày xá tội vong nhân. Người Việt Nam thường làm lễ cúng cô hồn (còn được gọi là cúng thí thực cô hồn) để cầu siêu, xóa tội vong linh, giúp đỡ các các vong hồn đói khổ, không nơi thờ tự, đồng thời cũng là để cầu bình an cho bản thân và gia đình. Rằm tháng 7 còn là ngày lễ Vu Lan báo hiếu, xuất phát từ câu chuyện Tôn giả Mục Kiều Liên cứu mẹ là Bà Thanh Đề.

    Đây là một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo và là dịp để con cháu hướng về cội nguồn, bày tỏ tấm lòng hiếu thảo, biết ơn sâu sắc đối với công lao sinh thành của cha mẹ.Thông thường, thành tâm lễ chùa vào thời điểm nào cũng tốt. Tuy nhiên, ngày15/7 âm lịch được xem là ngày rằm lớn nhất trong năm với hai ngày lễ lớn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Vì vậy vào ngày này, mọi người thường đến chùa nhiều hơn để cầu bình an, làm phúc và thể hiện sự biết ơn đối với đấng sinh thành.


    2. Những lưu ý quan trọng khi đi lễ chùa rằm tháng 7


    Chuẩn bị lễ cúng Phật rằm tháng 7

    - Một lưu ý hết sức quan trọng khi sắm lễ dâng hương tại các chùa là không được chuẩn bị lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, lợn, dê), thịt mồi, gà, giò, chả… mà chỉ được sắm lễ chay gồm hương, hoa tươi, quả chín, xôi chè…Không nên sắm sửa tiền âm phủ hay vàng mã khi lễ Phật tại chùa, nếu có thì chỉ đặt ở ban thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ban thờ Đức Ông chứ không nên đặt lên hương án của chính điện.

    - Khi dâng hoa lễ Phật, cần chuẩn bị các loại hoa tươi mang ý nghĩa thanh tao như hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa huệ,… tránh sử dụng các loại hoa dại, hoa tạp.Ban Tam Bảo là ban to nhất ở chính giữa thờ Phật, khi dâng lễ cần chuẩn bị đầy đủ hương, nến, hoa, quả, nước. Lưu ý tuyệt đối không để tiền thật lên ban Tam Bảo mà chỉ nên đặt trực tiếp vào hòm công đức.

    Sắm lễ vật cầu siêu


    Vào ngày rằm tháng 7, rất nhiều người lên chùa để dâng lễ cầu siêu cho ông bà, cha mẹ, những người thân đã khuất vầ cầu siêu cho những cô hồn không nơi thờ tự.

    - Để chuẩn bị lễ vật cầu siêu, bạn nên sắm thêm các đồ hàng mã mô phỏng vật dụng thường ngày như áo, mũ, xe cộ… nhưng tuyệt đối không được sắm hình nhân thế mạng.
    - Đối với lễ cúng chúng sinh, cần chuẩn bị cháo lá đa, khoai, bánh đa… và dâng lễ tại ban thờ Đức Thánh (chú ý không đặt ở ban chính điện hay các ban thờ khác)
    - Riêng với các trường hợp "bán khoán" hay làm lễ "cầu siêu" thì cần sắm lễ theo chỉ dẫn của vị Tăng trụ tại Chùa.

    Quy tắc cần nhớ khi đi lễ chùa


    - Đền chùa là nơi thờ tự thiêng liêng. Vì vậy khi đi lễ chùa, bạn cần lựa chọn trang phục kín đáo, nhã nhặn, phù hợp với thuần phong mỹ tục và thể hiện sự tôn nghiêm, thành kính. Nếu có thể, bạn nên mặc những trang phục màu nâu hoặc màu lam (cùng tông màu với áo tràng của các Phật tử khi đi lễ chùa).

    - Khi vào Tam bảo nên đi từ cửa bên, không đi cửa chính giữa và phải bước qua bậu cửa chứ không được dẫm lên, nếu không sẽ phạm tội bất kính. Ngoài ra, lưu ý không nên đi cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy.

    - Phật đường là nơi tôn nghiêm, thanh tịnh, do đó không nên đi giày dép, hút thuốc, nhai trầu hay gây ồn ào, hỗn tạp.
    - Không đứng khấn vái hoặc quỳ lạy chính giữa Phật đường mà nên đứng chếch sang một bên, vì đây là vị trí tối cao của trụ trì.

    - Không nên xin cành lộc hay mang đồ ở đình chùa về đặt lên ban thờ nhà mình vì theo quan niệm dân gian, điều này có thể mang âm khí và rước ma quỷ về nhà, ảnh hưởng đến dương khí của ban thờ nhà bạn.

    - Trước ngày dâng hương Lễ Phật ở Chùa nên chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: kiêng giới, ăn chay, làm việc thiện... Điều này không chỉ giúp con người tìm về chốn thanh tịnh và bản ngã của mình, mà còn thể hiện sự thành tâm, kính cẩn trước Đức Phật.

    Cầu khấn


    - Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ bình an, che chở cho Phật tử chứ không phù hộ đường công danh tài lộc. Vì vậy khi đi lễ chùa vào ngày rằm tháng 7, bạn chỉ nên cầu bình an, sức khỏe cho bản thân, gia đình và nguyện cầu cho chúng sinh được siêu thoát.

    - Bên cạnh đó, rằm tháng 7 cũng là ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Do đó, bạn nên đi chùa thắp hương và cầu bình an, sức khỏe cho cha mẹ. Với những ai không còn cha mẹ thì cầu xin Đức Phật soi đường chỉ lối cho cha mẹ được an nghỉ nơi suối vàng.
    - Điều quan trọng khi đi lễ chùa là giữ tâm thanh tịnh, không nên mang tâm cầu xin đổi chác hay khấn vái ầm ĩ, làm mất đi ý nghĩa tâm linh cao đẹp của việc đi lễ chùa.
     
    Trên đây là một số chia sẻ của Đá mỹ nghệ Phan Vinh về những điều cần lưu ý khi đi lễ chùa ngày rằm tháng 7.