Danh mục sản phẩm
Tin nổi bật
- Tổng hợp các công trình Lăng mộ đá tiêu biểu do Đá Mỹ Nghệ Phan Vinh chế tác và thi công trên Toàn quốc
- Cách quy hoạch và sắp xếp mộ phần trong Khu Lăng mộ chuẩn phong thủy
- Thước lỗ ban là gì Công cụ tính toán Thước Lỗ Ban Chuẩn Phong Thủy
- Lăng Mộ Đá Xanh Rêu
- Xem ngày tốt, xem tuổi, xây mộ (bốc mộ) hợp phong thủy năm 2022
- Lịch nghỉ Lễ giỗ Tổ Hùng Vương 2021, 2022, 2023, 2024
Chúng tôi trên facebook
Những Điều Cần Biết Về Lễ Cúng Động Thổ Xây Mộ
Từ xưa đến nay, lễ cúng động thổ xây mộ luôn được coi là một nghi thức đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa thiêng liêng đối với mỗi gia đình. Do đó, tất cả các bước từ chuẩn bị sắm lễ, đọc văn khấn đến hoàn thành lễ cúng xây mộ, hay những lưu ý về thời điểm, cách thức làm lễ là điều rất được các gia đình quan tâm.Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về lễ cúng động thổ xây mộ cũng như những lưu ý cần thiết để nghi lễ này được diễn ra thuận lợi nhất.
Lễ động thổ xây mộ là gì ?
Lễ cúng động thổ xây mộ (hay còn gọi đào huyệt) là nghi thức truyền thống thể hiện lòng thành kính và đạo hiếu của con cháu đối với người đã khuất cầu mong tổ tiên được an nghỉ yên ổn và phù hộ cho gia đình luôn bình an, sức khỏe, thành công.Buổi lễ được tổ chức trước khi tiến hành xây dựng phần mộ mới, nhằm cầu mong tổ tiên được an nghỉ yên ổn ở thế giới bên kia và phù hộ cho con cháu luôn bình an, hạnh phúc.
Thời điểm nào trong năm thích hợp để xây mộ ?
Việc lựa chọn thời điểm động thổ xây dựng hoặc sửa chữa mộ phần là một quyết định quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt. Theo quan niệm dân gian và phong thủy, có hai thời điểm trong năm được xem là thích hợp nhất để thực hiện công việc này.
Từ cuối Thu đến trước tiết Đông Chí tức từ 23/9 đến 22/12 dương lịch hàng năm :
- Lợi thế: Thời tiết khô ráo, ít mưa, thuận lợi cho việc thi công.
- Ý nghĩa: Theo quan niệm dân gian, cuối năm là thời điểm mang lại nhiều may mắn, do đó việc xây mộ mới trong khoảng thời gian này được cho là sẽ mang lại những điều tốt lành cho gia đình.
Từ tiết Kinh Trập đến tiết Thanh Minh bắt đầu từ cuối tháng hai hoặc đầu tháng ba âm lịch:
- Lợi thế: Mùa xuân là mùa của sự sinh sôi, nảy nở, rất phù hợp để sửa sang, tôn tạo mộ phần.
- Ý nghĩa: Tiết Thanh Minh là dịp để con cháu về viếng mộ tổ tiên, nên việc sửa sang mộ vào khoảng thời gian này cũng mang ý nghĩa rất sâu sắc.
Đồng thời, xây mộ dịp cuối năm còn mang ý nghĩa thiêng liêng là giúp người thân đã khuất có một ngôi nhà mới chuẩn bị đón Tết. Theo quan niệm phong thủy, đây cũng là lúc sắp sửa bước sang năm mới, âm thịnh dương suy nên có thể nói thời điểm cuối năm là đại cát đại lợi cho các gia đình tiến hành xây mộ.
Chi tiết sắm lễ cúng động thổ xây mộ .
Trước khi làm lễ động thổ xây mộ, gia chủ cần chuẩn bị một số đồ sắm lễ cúng xây mộ tại mộ phần. Tùy theo phong tục, tập quán của từng nơi mà có sự điều chỉnh cho phù hợp, nhưng cơ bản cần có đầy đủ các lễ sau:Mâm lễ cúng động thổ xây mộ:
- Hoa tươi: 10 bông (tốt nhất là hoa hồng đỏ)- Mâm ngũ quả.
- Trầu không: 3 lá, cau: 3 quả
- Mâm xôi trắng và 1 con gà luộc để nguyên con (nên chọn gà giò hoặc gà trống thiến).
- Rượu trắng
- 2 bao thuốc lá, 2 gói chè, 2 cốc nến (nên chọn màu đỏ) dùng để thắp khi làm lễ…
Phần vàng mã:
- 1 cây vàng hoa đỏ;- 5 con ngựa đủ màu kèm theo cờ lệnh, kiếm, roi, mỗi con ngựa trên lưng cần có 10 lễ vàng tiền (mỗi lễ gồm tiền xu, vàng lá, tiền âm…)
- 5 bộ mũ, áo, hia
- 4 đĩa để tiền vàng riêng, 1 đĩa để 3 đinh vàng lá, 1 đinh xu tiền 1 đĩa có 1 đinh vàng lá, 7 đinh xu tiền 1 đĩa có 9 đinh vàng lá, 1 đinh xu tiền 1 đĩa có 1 đinh xu tiền.
- Tiền âm, tiền xu, vàng lá….
Ngoài ra, tùy từng vong linh người mất là nam hay nữ, già hay trẻ mà chọn quần áo tương xứng để dâng lên làm lễ cho phù hợp. Đối với nghĩa trang có nơi thờ thần linh, thổ địa riêng thì phải bày lễ ở hai nơi.
Văn khấn cúng động thổ xây mộ
Đây là một trong những khâu không thể thiếu trong lễ cúng động thổ xây mộ, nhằm xin phép, báo cáo các vị thần linh, thổ địa và người mất về việc xây dựng mộ phần và cầu mong linh hồn người đã khuất che chở, phù hộ cho con cháu ở dương gian. Dưới đây là bài văn khấn động thổ xây mộ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!
Kính lạy hương linh (Hiển khảo, Hiển tỷ, Tổ khảo hoặc tên người đã khuất)
Hôm nay là ngày…thán...năm…
Tín chủ con là (tên của quý vị)
Cùng gia quyến ngụ tại (địa chỉ của quý vị)
Nhân tiết (tiết Thanh Minh, tiết Xuân, tiết Thu, tiết Đông hay nhân ngày gì đó tức là lý do quý vị ra thắp hương hoặc ra xây, tu sửa mộ)
Chúng con cùng toàn thể gia đình con cháu, nhờ công ơn võng cực, nền đức cao dày, gây dựng cơ nghiệp của... chạnh lòng nghĩ đến âm phần ở nơi hoang vắng nên thành tâm sửa soạn hương hoa lễ vật cúng dâng, cáo yết tôn thần, hiến cúng hương linh (tên như trên), lại xin sửa sang phần mộ, bồi xa bồi thổ cho được dầy bền, tu sửa minh đường hậu quỷ cho thêm vững chắc.
Nhờ ơn Phật Thánh phù trì, đội đức trời che đất chở, cảm niệm thần linh phù hộ, khiến cho được chữ bình an, âm siêu dương thái. Cầu tiên tổ phách thể bình yên, mộ vững bền tựa núi non hùng vĩ. Con cháu chúng con xin vì hương linh (tên như trên) phát nguyện tu nhân tích đức, làm duyên làm phúc cúng dâng Tam Bảo, giúp đỡ cô nhi quả phụ, tế bần cứu nạn, hiếu thuận tông nhân để lấy phúc này hướng về tổ tiên.
Cúi xin linh thiêng chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho con cháu, qua lại soi xét cửa nhà, che tai cứu nạn, ban tài tiếp lộc, điềm lành mang đến, điềm giữ xua đi. Độ cho gia đạo hưng long, quế hòe tươi tốt, cháu con vui hưởng lộc trời, già trẻ nhuần ơn Phật Thánh.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!
Ngoài ra còn có nhiều mẫu văn khấn xây mộ khác mà bạn có thể tham khảo thêm, song điều quan trọng cần lưu ý khi làm lễ động thổ xây mộ là việc làm lễ phải xuất phát từ sự thành tâm, thành kính của gia chủ.