Những điều cần lưu ý khi đi lễ Chùa để tránh mắc sai lầm

Nội dung chính
    Việc đi lễ chùa là một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt. Tuy nhiên chưa hẳn mỗi người trong chúng ta đã làm đúng những điều sau mỗi khi bước vào cửa Phật.
    Tín ngưỡng đi chùa thành tâm, đúng mực là để tâm được an, để hành vi được thiện, sau đó thì mọi thứ sẽ dần đc hanh thông.


    nhung-dieu-can-luu-y-khi-di-chua
     
    Vẫn biết rằng, khi đi chùa mỗi người đều có việc muốn xin hay mưu cầu giải quyết khó khăn trong cuộc sống là điều không tránh khỏi. Nhưng nên xếp mục đích này xuống phía sau. Đi lễ mà chỉ khi nào có việc mới đi hay chỉ để xin cầu điều gì đó thì hầu như không có ý nghĩa.
    Khi lễ Chùa chủ là cầu bình an, sức khoẻ. Tuy nhiên nếu biết lễ các Ban đầy đủ, chúng ta vẫn có thể xin công danh, tài lộc, tình duyên như bình thường.
    Cùng tìm hiểu qua bài viết tổng hợp dưới đây:
     

    Các đi chùa đơn giản, thành tâm, những vẫn đúng cách


    Với nhịp sống hối hả như hiện nay, không phải ai cũng có thể đủ thời gian cho việc tu sửa lễ vật. Đi chùa thành tâm, kính cẩn, bởi lẽ đức Phật không cần lễ của người phàm, mà quan trọng nhất vẫn là hướng tới lối sống tốt đẹp, hướng thiện và tu tại tâm. Cho nên việc đi lễ này vẫn chấp nhận được. Nhưng khi kêu cầu việc lớn thì việc dâng lễ đầy đủ vẫn sẽ khiến tâm được an sự dễ thành.

    Cách khấn khi đi chùa đơn giản, thành tâm.

    Khi khấn cần có đủ 5 yếu tố sau :
    Tên tuổi địa chỉ
    Ngày tháng đi lễ (lịch âm)
    1 - Tạ : cảm tạ Phật Thánh đã phù hộ độ trì cho bản thân trong thời gian qua
    2- Sám hối: do tham sân si mà xin tha thứ cho n~ lỗi lầm mình đã phạm phải
    3- Hứa : hứa không tái phạm, nguyện làm việc thiện, tránh làm việc ác
    4- cầu / xin: kêu cầu những gì bản thân mong muốn / công việc gì còn khó khăn trắc trở.
    5- lễ: cơ bản nhất là chắp tay vái 3 vái

    Cách đi lễ Chùa đúng trình tự.

     1. Lễ Chùa đầu tiên nên lễ từ Ban Đức Chúa Ông ( do quan niệm Đức Chúa Ông là Ngài cai quản cửa Chùa). Ở Ban Đức Chúa Ông có thể xin về công danh, tài lộc ,sự nghiệp tiền tài. Đây là 1 trong số ít những Ban xin được tài lộc tại cửa Chùa.
     
    Đồ lễ cơ bản gồm có:
    +sớ ở ban Đức Chúa Ông (nên có)
    +hương hoa bánh kẹo gói thuốc, gói chè, tiền dương, giọt dầu, đinh vàng mã Thánh (có người cúng lễ mặn thì có xôi giò thịt chai rượu nhỏ - nhớ mở nắp)
     2. 
    Tiếp theo qua lễ tại Ban Tam Bảo: là các Đức Phật dương - độ cho người trần , đây là nơi để xin sức khoẻ, bình an, tâm trí an nhiên đỡ lo đỡ nghĩ
    Đồ lễ gồm có:
    + sớ ban Tam Bảo (nên có)
    +hương vòng, nến, hoa, oản, tập tiền Phật, chai nước lọc - nhớ mở nắp
    ** Đặc biệt lưu ý :

    • mâm lễ tại Ban Tam Bảo khi hạ lễ dâng hết toàn bộ lại , chỉ hạ sớ và tiền Phật
    • ở Ban Tam Bảo không nên đặt tiền dương. Nếu muốn có thể cho hòm công đức.
     3. Ban Đức Thánh Hiền: là Ngài cai quản kho sách trong Chùa
    Đây là nơi để xin học hành, thi cử may mắn đỗ đạt hoặc xin những việc liên quan đến giáo dục được thuận lợi
    lễ gồm có :
    + sớ cầu thi cử (nên có)
    + bộ hương nến (nên có - nến tượng trưng cho sự thắp lửa - khai tâm khai sáng để học hành thuận tiện)
    +hương hoa bánh kẹo hoa quả , tập tiền Thánh , tiền dương giọt dầu
     4. 
    Ban Tam Toà Thánh Mẫu / nhà Mẫu
    Là nơi mọi người thường xin cầu rất nhiều thứ như: công danh, tài lộc, xin tình duyên. Có ng giải duyên âm, có người cắt duyên trần.
     
    lễ gồm có:
    + sớ ban Mẫu (cầu gì xin gì)
    +hương hoa bánh kẹo nến, tập tiền Thánh, tiền dương giọt dầu
    + trầu cau (bắt buộc)
    + quần áo mã của các Mẫu (không bắt buộc)
    (khi khấn tại ban Mẫu nếu có thể nên quỳ )
     5. 
    Ban Âm Dinh: thờ các ngài ngũ hổ, xin công danh làm ăn kinh doanh,
    Lễ gồm có: trứng vịt 5/7 quả (tuỳ quan niệm ), gạo, muối, rượu, tiền tào quan
     6. 
    Ban Địa Tạng Vương Bồ Tát (ban thờ vong)
    Đây là nơi sám hối, cầu cúng cho các thai nhi cô cậu bé đỏ hay cầu cúng siêu độ cho các vong linh
    lễ gồm có:
    + sớ sám hối / cầu siêu trong trường hợp muốn làm lễ
    +quần áo trẻ con, sữa ( nếu làm lễ cầu siêu cho thai nhi , tiền mã xu ( vì có quan niệm vong linh thì thích tiếng leng keng của tiền xu )
     
    7. Nhà thờ tổ - thường thờ Đức Bồ Đề Lạt Ma theo Phật tông - Thiền tông :
    Đây là nơi để thể hiện tín ngưỡng với việc Ngài đã truyền đạt tín ngưỡng , tư tưởng Phật pháp xuống cho các đệ tử.
    Đây là cách lễ đầy đủ và sự hiểu biết nên có về các Ban trong Chùa.
     

     

    4 điều cần tuyệt đối tránh khi đi lễ chùa


    1- Đi lễ khi đến ngày đèn đỏ (con gái)
    Không nên đi lễ khi đến ngày. Nếu tha thiết muốn đi chỉ nên đứng tại các Ban ngoài trời vái vọng , k nên bước vào trong nhà
    2- Ăn mặc hở hang khi đi lễ
    Cần tránh mặc váy, áo ren, áo 2 dây. Nên ăn mặc lịch sự, kín đáo.
    3- Nên đi nhẹ, nói khẽ, ăn nói lịch sự khi bước chân vào cửa chùa.
    4- Nên tắt chuông điện thoại; khi khấn thoát ra thành âm nhưng đừng to quá kẻo ảnh hưởng ng bên cạnh , đừng lẩm nhẩm quá kẻo k đc tới tai
     Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn đọc!